Trận Điện Biên của “đảng ta” hay đảng Tàu? - Dân Làm Báo

Trận Điện Biên của “đảng ta” hay đảng Tàu?

Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Trong Nhật Ký “Rồng Rắn”- Cố Trung Tướng Trần Độ Cựu ỦV/TƯ/Đảng PCT/QH có viết: “Nhiều người nói rằng Đảng CSVN đã ăn cái sái (sái thuốc phiện) của thắng lợi quá nhiều lần. Người ta ăn sái thuốc phiện đến sái 3 sái 4 là hết, còn sái thắng lợi thì “đảng ta” ăn đến sái thứ 100 rồi mà vẫn chưa chán...” cứ thòm thèm hoài.

Quả thật là vậy, lời vị tướng công thần của CSVN nhận xét không sai chút nào. Vừa hết cái “sái” 30 tháng 4 đại thắng mùa xuân là tiếp theo liền tới cái sái “Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, lừng lẫy năm Châu”!?.

Mới nhất (8/5) trên Cổng Thông tin điện tử Chính phủ người ta đọc thấy:

Ngày 22-12-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho quân đội, động viên các đơn vị thi đua giết giặc lập công, hoàn thành cho kỳ được Chiến dịch Điện Biên Phủ. 

Ngày 13-3-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ bắt đầu. Trải qua ba đợt chiến đấu gay go và gian khổ, liên tục trong 55 ngày đêm, ngày 7-5-1954, quân và dân Việt Nam đã tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch ở Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, diệt và bắt sống trên 16.000 tên địch. Toàn thể bộ chỉ huy Tập đoàn cử điểm do tướng Đờ Cátxtơri cầm đầu đã bị bắt sống. 

Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ toàn thắng, kết thúc oanh liệt cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 của quân và dân Việt Nam.

Chiến thắng vĩ đại Điện Biên Phủ “được ghi vào lịch sử dân tộc Việt Nam như một Bạch Đằng, một Chi Lăng hay một Đống Đa trong thế kỷ XX, và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc”. 

Còn Thông Tấn Xã Việt Nam (TTXVN) thì ca ngợi dài dòng văn tự hơn để rồi tóm lại khẳng định: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, trước hết là thắng lợi của đường lối chính trị, đường lối quân sự đúng đắn và sáng tạo của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã góp phần to lớn cho chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ từ việc hoạch định đường lối chung đến việc chỉ đạo từng trận đánh.!?.

Trong cả 2 cái “sái” Điện Biên đốt lên để đảng ta cùng hít này rất ngạc nhiên không có bay mùi chút “thuốc phiện” nào của đ/c Tàu Cộng (dù là một chữ) mà theo đánh giá của các nhà quân sự quốc tế nếu không có sự tham chiến trực tiếp bằng con người và vũ khí của Trung Cộng thì dù có 100 Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp CS Bắc Việt cũng bó tay ở Điện Biên Phủ vì lực bất tòng tâm. 

Dưới đây chúng ta tham khảo vài số liệu điển hình rất thật mà nó làm cho cái “sái” thắng lợi của CSVN (đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi) nhưng thật ra bay mùi khét lẹt… nhưng người CSVN vẫn nghiện như nghiện thuốc phiện…

Hồ Chí Minh và nhóm cố vấn CS/Tàu (bên trái) trước trận ĐBP

Trong tư liệu giáo khoa lịch sử trường Đại Học tỉnh Thái Nguyên có tiêu đề “Đại thắng Điện Biên Phủ và Đoàn Cố vấn Trung Quốc tại Việt Nam” đã viện dẫn:

Để chuẩn bị cho trận ĐBP ngay từ Năm 1953 Trung Cộng đã cử đoàn cố vấn hơn cả trăm người sang Bắc Việt mà lãnh đạo là:

- Vi Quốc Thanh (韦国清): trưởng đoàn cố vấn quân sự.
- La Quý Ba (罗贵波): trưởng cố vấn chính trị.
- Trong đoàn cố vấn chính trị, có nhiều ban chuyên môn:
- Kiều Hiểu Quang (乔晓光), cố vấn đoàn phó đoàn cố vấn chính trị do La Quý Ba (罗贵波) cầm đầu.
- Có nhiều phụ tá như Hoàng Quần (黄群) 
- Tạ Ất (谢乙) , Vương Ngôn Đường (王言堂): tình báo.
- Kim Chiếu Điện (金照殿): công an.
- Trương Đức Cần (张德勤): tổ chức.
- Triệu Tử Thiện (赵子善): tài chánh.
- Vương Tử Cần (王子勤): hậu cần. 

Mao Chủ tịch và Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc quyết định ra sức tổng chi viện cho cuộc Chiến tranh chống Pháp (trận ĐBP) của CS Việt Nam, lần lượt cử Đại tướng Trần Canh thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Đoàn Cố vấn Quân sự do Thượng tướng Vi Quốc Thanh đứng đầu và Đoàn Cố vấn Chính trị do đồng chí La Quý Ba lãnh đạo, sang hỗ trợ Việt Nam. Nhằm đối phó với ưu thế trên không và trọng pháo mãnh liệt của quân Pháp, Quân ủy Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc mệnh lệnh cho Quân giải phóng nhân dân TQ điều động tập kết 24 khẩu pháo 105 tốt nhất, hàng chục cao xạ pháo và hàng trăm loại pháo tầm trung khác, cấp tốc vận chuyển đưa vào Việt Nam. Đứng trước tình hình quân Pháp bố phòng nghiêm mật, công sự kiên cố, hỏa lực mãnh liệt, cố vấn Trung Quốc đã chỉ đạo cách đánh gần, đào giao thông hào sát địch, còn cử những chuyên gia đào hào của Quân chí nguyện từ mặt trận Triều Tiên về nước sang Điện Biên Phủ chỉ đạo thực thi tác chiến hầm hào (Tư liệu giáo khoa Đại Học Thái Nguyên) (1)

Chưa kể trước đó 1 năm (1952) CS Trung Quốc đã viện trợ cho Hồ Chí Minh: 14.000 súng trường và súng lục, 1700 súng máy và tiểu liên, 150 súng cối, 60 khẩu pháo, và 300 bazooka, cùng đạn dược, thuốc men, quần áo và 2800 tấn thực phẩm (số liệu lấy từ quyển “Các dữ kiện lịch sử về vai trò quân sự của Trung Quốc trong cuộc đấu tranh hổ trợ Việt Nam chống Pháp” xuất bản ở Trung Quốc 1990)

Gần đây nhất, đáng chú ý là Tập Sách “China and the Vietnam Wars, 1950-1975” của Qiang Zhai (Tường Trạch) giáo sư lịch sử Đại Học Auburn University Montgomery xuất bản 2000 và “Mao’s China and the Cold War” của Jian Chen (2001). Cả hai tập sách do NXB đại học North Carolina ấn hành trong khuôn khổ sêri về lịch sử chiến tranh Việt nam. Sách của Qiang Zhai được nhiều tờ báo đánh giá là nghiên cứu sâu sắc nhất về quan hệ Trung-Việt thời chiến tranh. 

Bên cạnh đó là các thông tin do Trung Quốc công bố vài năm qua (gồm tài liệu nội bộ mới giải mật, hồi ký, nhật ký và các quyển sử của các tác giả Trung Quốc), Tập tài liệu được nói tới ở đây là một tập hợp những bài viết của “một số lão đồng chí đã từng công tác trong Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc tại Việt Nam đầu những năm 50 của thế kỷ 20” theo lời của Nhóm biên tập sách viết trong Lời Cuối Sách vào tháng 12 năm 2001. Tập sách có nhan đề Ghi Chép Thực Về Việc Đoàn Cố Vấn Trung Quốc và Viện Trợ Quân Sự cho CS/Việt Nam Chống Pháp (Hồi ký của những người trong cuộc) do Nhà Xuất Bản Lịch Sử Đảng Cộng Sản Trung Quốc ấn hành ở Bắc Kinh năm 2002, bản dịch tiếng Việt của Trần Hữu Nghĩa và Dương Danh Dy với Dương Danh Dy cũng là người hiệu đính. Bản dịch này không ghi nơi xuất bản cũng như tên nhà xuất bản với lý do được ghi là tài liệu lưu hành nội bộ và được gửi từ trong nước ra hải ngoại qua thư điện tử. 

Tập tài liệu này dày 280 trang, Tác giả đầu tiên là La Quý Ba, người được Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc bí mật cử sang Việt Nam đầu năm 1950 làm đại diện liên lạc giữa Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Trung Ương Đảng Cộng Sản Đông Dương, sau này là Đại Sứ đầu tiên của Cộng Sản Trung Quốc ở Việt Nam. 

Tác giả thứ hai là Trương Quảng Hoa. Ông này xuất thân làm công tác ở văn phòng cố vấn quân sự của Đoàn Cố Vấn, lo về thống kê nên nắm vững tình hình giao nhận vật tư để báo cáo cho lãnh đạo của Đoàn.

Nói tới chiến tranh Pháp và CS/Việt Nam (1946 – 1954) là sử gia không ai là không biết tầm quan trọng của viện trợ quân sự từ Cộng Sản Trung Quốc cho Cộng Sản Việt Nam, nó tuyệt đối đóng vai trò quyết định. 

Các cố vấn Trung Quốc trong tập “Ghi Chép Thực” kể trên đã gần như nói ngược lại những gì mà chế độ CSVN vẫn thường tự đắc phô trương với người dân trong nước và quốc tế. Không những thế họ (Các cố vấn Trung Quốc) còn viết nhiều hơn nữa, không riêng về quân sự như cung cấp dư dả súng ống, đạn dược, quân trang, quân dụng, soạn thảo tài liệu huấn luyện, tái tổ chức lại quân đội với chủ trương đặt nặng vai trò của chinh trị trong quân đội, thành lập và võ trang những đại đơn vị mới như các Đại Đoàn 316, 320, 325, 351 và một trung đoàn công binh Trung Cộng bên cạnh các đại đoàn 304, 308, 312 và một số trung đoàn đã có từ trước, mà còn giúp Việt Minh giải quyết những khó khăn về kinh tế, tài chánh, đặc biệt là về lương thực để Việt Minh từ thế gần như thụ động, bị quân Pháp bao vây trên nhiều mặt, sang chủ động làm chủ chiến trường. Các cố vấn Tàu còn cho biết họ đã soạn thảo các chiến lược và trực tiếp tham gia chiến trận cùng với quân đội của Tướng Giáp từ đó đã giúp cho Cộng Sản Việt Nam chiến thắng trong trận Điện Biên Phủ. (Rất nhiều chi tiết xi xem ở đây (2).

Cuối cùng là một câu hỏi: Tại sao Trung Quốc nhiệt tình viện trợ to lớn cho CSVN như vậy?

Câu trả lời: - Khổng chỉ viện trợ vì “đồng chí” ý thức hệ chủ nghĩa CS không thôi, mà nhu cầu bức thiết của Trung Cộng là nhờ xương máu người Việt đánh đuổi (Tư Bản) quân Pháp tại Điện Biên Phủ và quân Mỹ sau này, nhằm bảo đảm biên giới phía Nam của chính Trung Quốc.

Tất cả là như vậy! Mặt trái của cái huy chương “Chỉ duy nhất Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng ta và đại tướng Võ Nguyên Giáp đánh thắng trận Điện Biên Phủ lừng lẫy năm Châu chấn động địa cầu,” là như thế đó.

08/05/2015



__________________________________________

Chú thích:




Bình Luận

Thời Sự

Chuyên đề

 
http://danlambaovn.blogspot.com/search?max-results=50
Copyright © 2014 Dân Làm Báo